Thứ Sáu, 15 tháng 9, 2017

HACCP VÀ ISO

HACCP (Hazard Analysis Critical Control Point) là hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm dựa trên nguyên tắc phân tích mối nguy và kiểm soát điểm kiểm soát tới hạn trong quá trình sản xuất thực phẩm để đảm bảo rằng thực phẩm là an toàn khi tiêu dùng. Ngoài việc nhận diện những mối nguy có thể xảy ra trong quá trình sản xuất thực phẩm, nó còn đặt ra các biện pháp kiểm soát để phòng ngừa. Hệ thống này được hình thành vào những năm 1960 bởi Công ty Pillsbury. Cùng với Viện Quản lý Không gian và Hàng không Quốc gia (NASA) và phòng thí nghiệm quân đội Mỹ ở Natick, Công ty Pillsbury đã phát triển hệ thống này để bảo đảm an toàn thực phẩm cho các phi hành gia trong chương trình chinh phục không gian. Dần dần HACCP được phát triển theo yêu cầu của thị trường và được áp dụng trong sản xuất công nghiệp. Nhiều tổ chức quốc tế như Viện Hàn lâm Khoa học quốc gia Mỹ, Ủy ban Tiêu chuẩn hoá thực phẩm Quốc tế CODEX đã thừa nhận HACCP là một hệ thống có hiệu quả kinh tế nhất cho bảo đảm an toàn, vệ sinh thực phẩm. HACCP trở nên quan trọng bởi vì nó kiểm soát mọi mối nguy tiềm ẩn trong suốt quá trình sản xuất thực phẩm, thông qua việc kiểm soát những mối nguy như: tác nhân gây ô nhiễm, vi sinh vật, hóa học, vật lý, nhà sản xuất có thể đảm bảo tin rằng sản phẩm của họ an toàn cho người tiêu dùng. Ở Việt Nam, HACCP đã được biết đến từ năm 1992 và hiện nay nó đã được áp dụng rộng rãi trong các cơ sở chế biến thủy sản, đặc biệt là thủy sản xuất khẩu.
CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA HACCP
Nguyên tắc 1Tiến hành phân tích mối nguy
Nguyên tắc 2Xác định các điểm kiểm soát tới hạn (CCP)
Nguyên tắc 3Thiết lập các giới hạn tới hạn
Nguyên tắc 4Thiết lập hệ thống giám sát sự kiểm soát của CCP
Nguyên tắc 5Thiết lập hành động khắc phục cần tiến hành khi khâu giám sát chỉ ra rằng một CCP nào đó không được kiểm soát.
Nguyên tắc 6Thiết lập các thủ tục kiểm tra xác nhận để khẳng định là hệ thống HACCP hoạt động hữu hiệu
Nguyên tắc 7Lập tư liệu về tất cả các thủ tục và các ghi chép phù hợp với các nguyên tắc này và tương ứng với việc ứng dụng chúng.
12 bước áp dụng hợp lý đó là: (1) Lập nhóm công tác về HACCP; (2) Mô tả sản phẩm; (3) Xác định mục đích sử dụng; (4) Thiết lập sơ đồ quy trình sản xuất; (5) Thẩm tra sơ đồ quy trình sản xuất; (6) Xác định và lập danh mục các mối nguy hại và các biện pháp phòng ngừa; (7) Xác định CCP; (8) Thiết lập các ngưỡng tới hạn cho từng CCP; (9) Thiết lập hệ thống giám sát cho từng CCP; (10) Thiết lập các hành động khắc phục; (11) Thiết lập các thủ tục thẩm tra; (12) Thiết lập bộ tài liệu và lưu giữ hồ sơ HACCP. 
Lợi ích:

- Giảm giá thành sản phẩm do giảm chi phí xử lý sản phẩm sai hỏng, chi phí và thời gian đánh giá thử nghiệm trong quá trình giao nhận, đấu thầu;
- Được xem xét miễn, giảm kiểm tra khi có giấy chứng nhận và Dấu Chất lượng Việt Nam;
- Giấy chứng nhận hợp chuẩn là bằng chứng tin cậy và được chấp nhận trong đấu thầu;
- Gia tăng cơ hội cạnh tranh trên thị trường với bằng chứng được thừa nhận về sự phù hợp với một tiêu chuẩn đã được chấp nhận ở cấp độ quốc gia, khu vực hay quốc tế;
Đáp ứng các yêu cầu luật định của quốc gia và có cơ hội để vượt qua rào cản kỹ thuật của nhiều thị trường trên thế giới với các thoả thuận thừa nhận song phương và đa phương;
Sử dụng kết quả chứng nhận hợp chuẩn trong Công bố phù hợp tiêu chuẩn;
Có được niềm tin của khách hàng, người tiêu dùng và cộng đồng với uy tín của Dấu Chất lượng Việt Nam và Dấu công nhận quốc tế;
Thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về chất lượng và an toàn của sản phẩm.
Trên thực tế, hai hệ thống này có những điểm tương đồng là đều hướng về mục tiêu giúp các DN chế biến, sản xuất thực phẩm kiểm soát các mối nguy từ khâu nuôi trồng, đánh bắt cho tới khi thực phẩm được sử dụng bởi người tiêu dùng, nhằm đảm bảo an toàn về thực phẩm. ISO 22000 và HACCP đều quy định DN muốn áp dụng phải thực hiện 7 nguyên tắc do Ủy ban Codex đưa ra nhằm xác định việc kiểm soát các nguy đối với thực phẩm. 
Khi áp dụng ISO 22000 hay HACCP, các DN đều phải đảm bảo thực hiện các Chương trình tiên quyết (GMP, SSOP...) nhằm hạn chế các mối nguy đối với thực phẩm, phải xây dựng một hệ thống kiểm soát bao gồm: các quá trình, thủ tục kiểm soát, hệ thống văn bản hỗ trợ... 
Điểm khác biệt lớn nhất giữa hai hệ thống này là ISO 22000 quy định thêm các yêu cầu về hệ thống quản lý với cấu trúc và nội dung cụ thể tương tự ISO 9001:2000.
Hiện nay nước ta chưa có quy định bắt buộc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 đối với các DN thực phẩm; tuy nhiên trong tương lai có thể DN đã áp dụng HACCP sẽ phải chuyển đổi sang ISO 22000 trong các trường hợp: Quy định của cơ quan có thẩm quyền bắt buộc phải áp dụng ISO 22000; do thị trường, khách hàng yêu cầu hoặc khi DN muốn có chứng chỉ Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm mà tổ chức chứng nhận cấp theo ISO 22000.
Cho dù không có quy định bắt buộc áp dụng, thì xu hướng lựa chọn ISO 22000 đối với DN thực phẩm vẫn trở thành phổ biến. Bởi vì bản thân tiêu chuẩn ISO 22000 đã bao gồm các yêu cầu của HACCP, ngoài ra ISO 22000 còn bao gồm các yêu cầu về một Hệ thống quản lý, vì vậy việc lựa chọn ISO 22000 có thể giúp doanh nghiệp một cách toàn diện các khía cạnh và quá trình liên quan đến an toàn vệ sinh thực phẩm.
Một DN đã áp dụng HACCP và ISO 9001 thì việc chuyển đổi sang ISO 22000 là khá thuận lợi vì đã có kinh nghiệm về hệ thống quản lý và kiểm soát mối nguy.

Tổ chức ISO đã ban hành một số tiêu chuẩn về lĩnh vực thực phẩm sau:
ISO 22000: 2005 Food safety management systems- Requirements for any organizations in the food chain (Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm- Yêu cầu cho mọi tổ chức trong chuỗi cung ứng thực phẩm);
ISO /TS 22003: 2007 Food safety management systems- Requirements for bodies providing audit and certification of food safety management systems (Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm – Các yêu cầu đối với các cơ quan đánh giá và chứng nhận hệ thống quản lý an toàn thực phẩm);
ISO/TS 22004:2005 Food safety management systems- Guidance on the application of ISO 22000:2005 (Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm- Hướng dẫn áp dụng ISO 22000:2005)

******************************************************************************

Thứ Hai, 4 tháng 9, 2017

Công bố hợp chuẩn hợp quy

ĐỐI TƯỢNG CÔNG BỐ HỢP CHUẨN HỢP QUY
Là sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường theo những tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế, khu vực và cả tiêu chuẩn nước ngoài hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN), quy chuẩn kỹ thuật địa phương (QCĐP) quy định. Những đối tượng quy định trong QCKT thường liên quan đến an toàn, sức khỏe, môi trường mang tính bắt buộc áp dụng, nếu các doanh nghiệp muốn hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc những đối tượng quy định này.
Để thực hiện việc chứng nhận phù hợp quy chuẩn kỹ thuật các doanh nghiệp phải trải qua quá trình đánh giá sự phù hợp. Đánh giá sự phù hợp là việc xác định đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn và đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý quy định trong tiêu chuẩn tương ứng và QCKT tương ứng.
CĂN CỨ VỀ CÁC VẤN ĐỀ PHÁP LÝ CỦA CÔNG BỐ HỢP CHUẨN HỢP QUY
Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006.
Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2007 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số Điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
Quyết định số 24/2007/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 9 năm 2007 của  Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành Quy định về chứng nhận hợp chuẩn, chứng nhận hợp quy và công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy.
Thông tư số 231/2009/TT-BTC ngày 09 tháng 12 năm 2009 của Bộ Tài chính Quy định chế độ thu, nộp và quản lý sử dụng lệ phí trong lĩnh vực tiêu chuẩn đo lường chất lượng.
Trung tâm giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy VietCert là nhà cung cấp dịch vụ chứng nhận sản phẩm hợp chuẩn; Chứng nhận sản phẩm hợp quy; chứng nhận các hệ thống quản lý ISO; Chứng nhận VietGAP trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi; giám định thương mại; các dịch vụ đào tạo và sử dụng kiến thức sâu rộng về ngành để hỗ trợ các tổ chức khắc phục rủi ro và hoạt động trong môi trường kinh doanh năng động và đầy thử thách.

****************************************************************************

Những sản phẩm nào cần phải chứng nhận hợp quy chất lượng

I. Xăng, nhiên liệu điêzen và nhiên liệu sinh học:
1. Xăng không chì, xăng sinh học: QCVN 1:2009/BKHCN. Mã HS: 2710.12.12; 2710.12.14; 2710.12.16
2. Nhiên liệu điêzen: Mã HS 2710.19.71; 2710.19.72
3. Nhiên liệu điêzen B5: Mã HS 2710.20.00
4. Nhiên liệu điêzen sinh học gốc (B100): Mã HS 3826.00.10; 3826.00.90
5. Etanol nhiên liệu biến tính/không biến tính: Mã HS 2207.20; 2207.10.00
II. Mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy: QCVN 2:2008/BKHCN, Mã HS 6506.10.10
III. Đồ chơi trẻ em: QCVN 3:2009/BKHCN, Mã HS 95.03
IV. Các thiết bị điện, điện tử:
1. Dụng cụ điện đun nước nóng tức thời (bao gồm cả bình đun nước nóng nhanh dùng cho sinh hoạt): QCVN 4:2009/BKHCN, Mã HS 8516.10.10
2. Dụng cụ điện đun và chứa nước nóng (bao gồm cả bình đun nước nóng có dự trữ cho sinh hoạt; máy làm nóng lạnh nước uống (kể cả có bộ phận lọc nước): QCVN 4:2009/BKHCN, Mã HS 8516.10.10
3. Máy sấy tóc và các dụng cụ làm đầu khác (bao gồm cả các sản phẩm điện sau):
Máy sấy tóc.
Lược uốn tóc.
Kẹp uốn tóc.
Lô uốn tóc có thiết bị gia nhiệt tách rời
- Thiết bị gia nhiệt dùng cho dụng cụ uốn tóc tháo rời
- Thiết bị tạo nếp tóc lâu dài.
Máy hấp tóc (sử dụng hơi nước hấp tóc).
Máy là tóc.
QCVN 4:2009/BKHCN, Mã HS 8516.31.00; 8516.32.00
4. Quạt điện (bao gồm cả các loại quạt điện):
Quạt trần.
Quạt bàn (kể cả loại phun sương).
Quạt treo tường.
Quạt đứng (kể cả loại phun sương).
Quạt thông gió.
Quạt nối ống.
Quạt không cánh (bên ngoài).
Quạt tích điện; quạt tích điện sử dụng điện và năng lượng mặt trời.
Quạt điện làm mát bình thường được bố trí thêm dây đốt để sưởi khi có nhu cầu.
Quạt tháp (dạng hình tháp).
Quạt sàn.
QCVN 4:2009/BKHCN, Mã HS 8414.51.10; 8414.51.91; 8414.51.99; 8414.59.41; 8414.59.49
5. Ấm đun nước (bao gồm cả phích đun nước, ca đun nước, Bình đun nước): QCVN 4:2009/BKHCN, Mã HS 8516.79.10
6. Nồi cơm điện (bao gồm cả nồi áp suất có chức năng nấu cơm; nồi nấu đa năng có chức năng nấu cơm): QCVN 4:2009/BKHCN, mã HS 8516.60.10
7. Bàn là điện (bao gồm cả các loại bàn là):
Bàn là điện không phun hơi nước.
Bàn là điện có phun hơi nước.
Bàn là điện có bình chứa nước hoặc nồi hơi tách rời, dung tích không lớn hơn 5 lít). + QCVN 4:2009/BKHCN, mã HS 8516.40.90
8. Lò vi sóng (bao gồm cả lò vi sóng kết hợp): QCVN 4:2009/BKHCN, mã HS 8516.50.00
9. Lò nướng điện, vỉ nướng điện (bao gồm cả bếp hồng ngoại có chức năng nướng, các loại lò nướng bánh, lò quay thịt, dụng cụ nướng bánh kẹp): QCVN 4:2009/BKHCN, mã HS 8516.60.90; 8516.72.00
10. Dây điện bọc nhựa PVC có điện áp danh định đến và bằng 450/750V: QCVN 2:2008/BKHCN, QCVN 4:2009/BKHCN, mã HS 8544.49.41
11. Dụng cụ điện đun nước nóng kiểu nhúng (bao gồm cả que đun điện): QCVN 4:2009/BKHCN, mã HS 8516.10.30
12. Dụng cụ pha chè hoặc cà phê (bao gồm cả máy pha cà phê; máy pha chè (trà): QCVN 4:2009/BKHCN, mã HS 8516.71.00
13. Máy sấy khô tay: QCVN 4:2009/BKHCN, mã HS 8516.33.00
14. Dụng cụ đun nước nóng tức thời (bao gồm cả bình đun nước nóng nhanh dùng cho sinh hoạt): QCVN 9:2012/BKHCN, mã HS 8516.10.10
15. Máy khoan cầm tay hoạt động bằng động cơ điện (Không bao gồm khoan gắn liền với động cơ điện hoạt động bằng pin/pin sạc): QCVN 9:2012/BKHCN, mã HS 8467.21.00
16. Bóng đèn có balat lắp liền (bóng đèn huỳnh quang, catốt nóng): QCVN 9:2012/BKHCN, mã HS 8539.31.90
17. Máy hút bụi: QCVN 9:2012/BKHCN, mã HS 8508.11.00; 8508.19.10
18. Tủ lạnh, tủ đá: QCVN 9:2012/BKHCN, mã HS 8418.10.10; 8418.30; 8418.40; 8418.29.00; 8418.50.19; 8418.50.99
19. Máy giặt: QCVN 9:2012/BKHCN, mã HS 8450.11; 8450.19
20. Điều hòa không khí (có giới hạn dòng diện trên mỗi pha không quá 25A): QCVN 9:2012/BKHCN, mã HS 8415.10.10
V. Thép làm cốt bê tông: QCVN 7:2011/BKHCN, mã HS 7214.20.31; 7214.20.41; 7214.20.51; 7214.20.61; 7215.50.91; 7215.90.10; 7217.10; 7229.20.00; 7312.10.91; 7213.91.20; 7213.99.20
VI. Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG): QCVN 8:2012/BKHCN, mã HS 2711.12.00; 2711.13.00; 2711.19.00
Căn cứ pháp lý: - Nhiều Thông tư
- Quyết định số 1171/QĐ-BKHCN ngày 27/05/2015 V/v Công bố Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải kiểm tra chất lượng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trước khi THÔNG QUAN thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Nếu có nhu cầu chứng nhận hợp quy các sản phẩm nhập khẩu, quý khách vui lòng liên hệ Tổ chức giám định và chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy Vietcert, Hotline: 0168 802 0655 để được tư vấn về chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy, thủ tục kiểm tra nhà nước miễn phí.

****************************************************************************

VIETCERT - PHÂN BIỆT GIỮA CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN VÀ CHỨNG NHẬN HỢP QUY

PHÂN BIỆT GIỮA CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN VÀ CHỨNG NHẬN
HỢP QUY
1.1 Chứng nhận hợp chuẩn (Product Certification)
CNHC (còn gọi là chứng nhận tự nguyện): là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng (khoản 6 điều 3- Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật). CNHC về nguyên tắc là hoạt động tự nguyện. Tuy nhiên, trong một số trường hợp theo yêu cầu của khách hàng thì nó trở thành bắt buộc.
Tiêu chuẩn dùng để CNHC là tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC, Codex, …); tiêu chuẩn khu vực (EN,…); hoặc tiêu chuẩn nước ngoài (BS (Anh), JIS (Nhật), GB (Trung Quốc), v.v… Xin lưu ý là hiện tại, chưa thực hiện việc CNHC cho các sản phẩm hàng hóa áp dụng TCCS.
Công bố hợp chuẩn: là việc tổ chức, cá nhân tự công bố đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng” (Trích khoản 8 điều 3- Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật) hay cụ thể hơn: là việc tổ chức cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng (Điều 3 khoản 1 thông tư 28/2012/TT-BKHCN).
1.2 Chứng nhận hợp quy (Mandatory Product Certification)
CNHQ (còn gọi là chứng nhận bắt buộc): là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng”. (Trích khoản 7 điều 3- Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật) hay cụ thể hơn là việc xác nhận sản phẩm, hàng hóa VLXD phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc áp dụng khi chưa được chuyển thành các quy chuẩn kỹ thuật (khoản 1 Điều 3 – Thông tư số 21/2010/TT-BXD). CNHQ được thực hiện một cách bắt buộc.
Công bố hợp quy: là việc tổ chức cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn tương ứng (Điều 3 khoản 2 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN)
Quy chuẩn kỹ thuật: là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế-xa hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khỏe con người, bảo vệ động vật, thực vật, môi trường, bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yếu cầu cần thiết khác. Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng (khoản 2 điều 3-Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật).
Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng. “Quy chuẩn kỹ thuật dùng để chứng nhận hợp quy là quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật địa phương đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 42 của Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
Cần lưu ý là thông thường yêu cầu chất lượng của sản phẩm theo tiêu chuẩn không được thấp hơn các quy định kỹ thuật tương ứng cho cùng loại sản phẩm nêu trong quy chuẩn.

****************************************************************************