PHÂN BIỆT GIỮA CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN VÀ CHỨNG NHẬN
HỢP QUY
1.1 Chứng nhận hợp chuẩn (Product Certification)
CNHC (còn gọi là chứng nhận tự nguyện): là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng (khoản 6 điều 3- Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật). CNHC về nguyên tắc là hoạt động tự nguyện. Tuy nhiên, trong một số trường hợp theo yêu cầu của khách hàng thì nó trở thành bắt buộc.
Tiêu chuẩn dùng để CNHC là tiêu chuẩn quốc gia (TCVN), tiêu chuẩn quốc tế (ISO, IEC, Codex, …); tiêu chuẩn khu vực (EN,…); hoặc tiêu chuẩn nước ngoài (BS (Anh), JIS (Nhật), GB (Trung Quốc), v.v… Xin lưu ý là hiện tại, chưa thực hiện việc CNHC cho các sản phẩm hàng hóa áp dụng TCCS.
Công bố hợp chuẩn: là việc tổ chức, cá nhân tự công bố đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực tiêu chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng” (Trích khoản 8 điều 3- Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật) hay cụ thể hơn: là việc tổ chức cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với tiêu chuẩn tương ứng (Điều 3 khoản 1 thông tư 28/2012/TT-BKHCN).
1.2 Chứng nhận hợp quy (Mandatory Product Certification)
CNHQ (còn gọi là chứng nhận bắt buộc): là việc xác nhận đối tượng của hoạt động trong lĩnh vực quy chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng”. (Trích khoản 7 điều 3- Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật) hay cụ thể hơn là việc xác nhận sản phẩm, hàng hóa VLXD phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật hoặc tiêu chuẩn kỹ thuật bắt buộc áp dụng khi chưa được chuyển thành các quy chuẩn kỹ thuật (khoản 1 Điều 3 – Thông tư số 21/2010/TT-BXD). CNHQ được thực hiện một cách bắt buộc.
Công bố hợp quy: là việc tổ chức cá nhân tự công bố sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường phù hợp với quy chuẩn tương ứng (Điều 3 khoản 2 Thông tư 28/2012/TT-BKHCN)
Quy chuẩn kỹ thuật: là quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu quản lý mà sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, quá trình, môi trường và các đối tượng khác trong hoạt động kinh tế-xa hội phải tuân thủ để bảo đảm an toàn, vệ sinh, sức khỏe con người, bảo vệ động vật, thực vật, môi trường, bảo vệ lợi ích và an ninh quốc gia, quyền lợi của người tiêu dùng và các yếu cầu cần thiết khác. Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng (khoản 2 điều 3-Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật).
Quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành dưới dạng văn bản để bắt buộc áp dụng. “Quy chuẩn kỹ thuật dùng để chứng nhận hợp quy là quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật địa phương đáp ứng yêu cầu quy định tại Điều 42 của Luật tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
Cần lưu ý là thông thường yêu cầu chất lượng của sản phẩm theo tiêu chuẩn không được thấp hơn các quy định kỹ thuật tương ứng cho cùng loại sản phẩm nêu trong quy chuẩn.
****************************************************************************
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét