Nhu cầu sử dụng sàn gỗ công nghiệp trong trang trí nội thất ngày càng tăng nhanh. Các sản phẩm sàn gỗ công nghiệp ngày càng đa dạng về mẫu mã, chủng loại, cấu tạo sàn gỗ. Bên cạnh những sàn gỗ cao cấp, đảm bảo chất lượng thì cũng có những sàn gỗ không chính hãng, kém chất lượng làm ảnh hưởng tới sự tín nhiệm của khách hàng đối với thị trường sàn. Vậy làm sao để chọn được sàn gỗ có chất lượng đảm bảo đúng với thương hiệu và giá thành của nó?
Khách hàng cần nắm được các đặc điểm phân biệt sau :
1. Căn cứ vào quy cách của ván sàn gỗ
- chúng ta có thể nhận biết bằng mắt thường, tuy nhiên đòi hỏi người quan sát phải có con mắt nhìn tinh ý một chút. Hiện nay, những sàn gỗ chính hãng trên thị trường chủ yếu có độ dày 8 – 12 mm và độ dài ván thường lớn hơn 1200mm, có một số mẫu có độ dày 7 – 9 mm nhưng loại này không nhiều. Tuy nhiên, có nhiều loại sàn gỗ chính hãng cũng có những kích cỡ riêng, nên chỉ dựa vào tiêu chí này đôi khi chúng ta chưa đánh giá chuẩn được chất lượng của sàn gỗ.
2. Căn cứ vào nguồn gốc xuất xứ
– Sàn gỗ công nghiệp cao cấp: Loại này chủ yếu là những sàn gỗ có nguồn gốc xuất xứ từ các nước châu Âu như với một số dòng sản phẩm nổi tiếng như sàn gỗ Kronoswiss của Thụy Sĩ, sàn gỗ Kahn, Kronotex của Đức, sàn gỗ Janmi, Robina của Malaysia,… Dòng sản phẩm này có giá cả cũng như chất lượng sản phẩm cao.
– Sàn gỗ trung bình: là những sản phẩm có xuất xứ từ Thái Lan như sàn gỗ ThaiXin, hay sàn gỗ Dongwha của Hàn Quốc.
– Loại thứ 3 có chất lượng thấp hơn và giá thành rẻ hơn là những sàn gỗ nhập khẩu từ Trung Quốc. Về mặt bằng chung, sàn gỗ Trung Quốc được đánh giá là có chất lượng thấp hơn những hãng khác, tuy nhiên, cũng có một số sàn gỗ Trung Quốc cao cấp như sàn gỗ Kanda, Sennorwell.
Khi xem nguồn gốc xuất xứ của sàn gỗ công nghiệp, tất cả các sản phẩm chính hãng đều có ghi rõ nguồn gốc xuất xứ phía sau tấm gỗ bằng phương pháp bắn chữ điện tử:
– Sàn gỗ của Đức có chữ “MADE IN GERMANY”
– Sàn gỗ Malaysia có chữ “Made in Malaysia”
– Sàn gỗ Thái Lan có chữ “MADE IN THAILAND”
……….
3. Căn cứ vào cấu tạo sàn gỗ công nghiệp
– Sàn gỗ cao cấp thường có bề mặt vân gỗ sần hoặc bề mặt nhám ghi, mang phong cách của người phương Tây hiện đại. Ngoài ra, những loại sàn gỗ này còn được cấu tạo thêm lớp chống ẩm bên dưới bề mặt có màu xám sáng hoặc vàng nâu.
– Những sàn gỗ thường, có chất lượng thấp hơn thường có bề mặt vân gỗ trơn bóng, hầu như không có vân sần. Màu sắc ván sàn và lớp chống ẩm thường có màu vàng hoặc đỏ, đỏ thẫm.
4. Khả năng chịu nước
Sàn gỗ cao cấp sẽ có khả năng chịu nước tốt hơn sàn gỗ thông thường, điều đó thể hiện độ bền của sàn gỗ. Chúng ta có thể lấy một tấm ván sàn trong nước từ 24 – 48h, sau đó lấy tấm ván sàn đó ra mà không thấy chúng bị phồng, cong vênh, bong tróc và phai màu thì đó là sàn gỗ tốt.
Sàn gỗ công nghiệp cao cấp thường có khả năng chịu nước ít nhất là 24h, sàn gỗ kém chất lượng chỉ ngâm trong nước khoảng 5h là đã hiện tượng bị phồng lên, dãn nở.
5. Giá thành của sàn gỗ
Sản phẩm cao cấp sẽ có giá cao hơn, những sản phẩm sàn gỗ công nghiệp giá rẻ thường có chất lượng thấp hơn. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào sự thành thật của những đơn vị kinh doanh và phân phối sàn gỗ, liệu họ có kinh doanh sản phẩm chính hãng thật không.
Khách hàng có thể dựa vào tất cả các đặc điểm trên để phân biệt sàn gỗ công nghiệp cao cấp và sàn gỗ công nghiệp thường.
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY – VIETCERT
CHUYÊN CHỨNG NHẬN HỢP QUY VLXD, TRONG ĐÓ CÓ VÁN SÀN GỖ.
MỌI THÔNG TIN CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ VỀ:
SĐT: 0903 528 199
WEB. www.vietcert.org
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét